Với mỗi loại trà tên gọi được đặt dựa trên đặc trưng riêng của chúng để giúp cho việc nhận biết của người sử dụng trở nên dễ dàng hơn. Trà móc câu Thái Nguyên được bắt đầu từ hình dáng của những cánh trà. Cánh trà cong và nhỏ, giống như chiếc móc để câu cá, chính vì thế mà được gọi là trà móc câu. Loại trà này còn là còn là một trong những loại trà đặc sản của vùng đất Thái Nguyên được rất nhiều người đam mê trà yêu thích bởi mang hương cốm, vị chát nhẹ, cuốn hút tâm hồn người yêu thích, đam mê về trà.
Quy trình chế biến trà móc câu Thái Nguyên
1 Nguyên liệu
Trà móc câu được chế biến từ những búp trà non của những cây trà. Búp trà được hái theo nguyên tắc tuyển chọn lá trà nghiêm ngặt và luôn được mọi người hái nhanh vào sáng sớm. Khi thời tiết mát mẻ, không bị nắng gắt quá hoặc mưa. Bởi khí hậu thời tiết là yếu tố làm ảnh hưởng chất lượng và vị ngon của trà.
2 Quy trình chế biến
Đầu tiên là việc hái trà. Công việc này thường do các thôn nữ đảm nhiệm vì cần có đôi bàn tay khéo léo, mềm mại và nhanh nhẹn. Như vậy, sẽ đảm bảo hái trà nhanh và búp không bị gãy nát. Sau khi hái, trà móc câu được để trong chỗ mát khoảng hai giờ đồng hồ để ráo bớt nước. Những chiếc chảo gang lớn đã được lau chùi sạch sẽ, chuẩn bị sẵn rồi đặt trên bếp củi lớn. Và đặc biệt phải dung củi rừng, củi to để cháy đượm, không được dùng các loại củi có mùi hôi như từ cây Mần Tang,cây Kháo Khối,…. Vì các loại củi hôi sẽ làm mất đi mùi thơm đặc trưng của trà, và trà sẽ bị ám mùi hôi của gỗ. Quay về việc sao chè, lúc này những búp trà non mới hái sẽ được cho vào để sao. Thường công việc sao trà sẽ do đàn ông đảm nhiệm vì việc này cần có lực tay khoẻ và đảo sao cho đều tay để lá trà hơi tái, mềm mà dai, nhưng vẫn giữ được màu xanh mới là đạt tiêu chí chế biến. Tiếp là bước “vò chè”, sau khi làm tái lá trà xong người ta sẽ đổ trà ra sàng sạch sẽ rồi bắt đầu vò. Những đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân trong nghề làm trà đã có kinh nghiệm khiến những búp trà xoăn tít lại, trà tiếp tục được đưa vào sao lần thứ hai cho ráo hẳn nước rồi lại tiếp tục vò và sau đó đổ ra sàng, phơi ở nơi có gió và không có ánh nắng trực tiếp chiếu vào trà. Sau khi phơi, cánh trà bắt đầu khô và cong như móc câu. Công đoạn đến đây vẫn chưa kết thúc. Người ta đổ lượng trà vừa phơi vào trong một chiếc chảo gang lớn đang hừng hực lửa trên bếp củi, miệng chảo có gắn một trục quay 4 cánh, nhằm giúp việc quay chè được diễn ra nhanh và dễ dàng hơn. Cuối cùng là lấy hương và ra thành phẩm. Quá trình lấy hương là quá trình khá quan trọng. Bởi nếu làm không đúng cách trà không thể có được hương vị truyền thống của trà . Trà sau khi được sao cho khô kiệt sẽ được đổ ra chiếc chảo lớn bằng đồng để lấy hương Điều quan trọng ở quá trình này là phải điều chỉnh độ nóng của lửa sao cho thích hợp. Chảo đồng được sử dụng có thể tích khá lớn, đáy bằng, miệng rộng, người làm trà nhẹ nhàng đảo trong chảo cho tới khi ra được cái màu đặc trưng và dậy hương cốm non nồng nàn, cánh trà xoăn mà không gẫy vụn. Sau khi được làm đúng quy trình sẽ cho ra mùi vị và hình dạng đặc trưng không lẫn vào đâu được. Cánh trà nhỏ, mỏng và xoăn như móc câu, có màu sắc đặc trưng của trà. Màu nước trong, xanh hơi sánh vàng, đưa lên ngửi thì thấy thoảng hương cốm non,len lỏi chút mùi gỗ rừng nhè nhẹ, đưa lên miệng nhấp thử thấy hơi chát sau đó lại thấy hậu vị ngọt, lan tỏa đậm đà trong miệng, hương thơm cứ đậm đà cứ thế hòa quyện mãi không thôi.
Công ty AQGREEN chúng tôi đã ra mắt sản phẩm trà Thái Nguyên, được chế biến hoàn toàn thủ công và không gây hại cho sức khoẻ của bạn. Ngoài ra, trà móc câu của chúng tôi đã có chứng nhận đạt chuẩn và đủ điều kiện để xuất khẩu quốc tế HACCP. Còn gì bằng khi có 1 chén trà móc câu ấm áp và thanh kẹo lạc để ngồi lại và nói chuyện với nhau giữa dòng đời tấp nập mà ai cũng bận bịu với cuộc sống của mình nhỉ?
AQGREEN chuyên cung cấp trà Thái Nguyên với giá thành tốt nhất:
CÔNG TY CỔ PHẦN AQ GREEN
Giấy chứng nhận ĐKKD số 0109883868 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP Hà Nội cấp ngày 11/01/2022