Mô tả
Có thể nói, một trong các dáng ấm tử sa chinh phục được trái tim của những người sành trà nhất chính là Tây Thi. Chỉ từ cái tên thôi, có lẽ bạn đã hình dung ra được vẻ đẹp gây đắm say lòng người của dáng ấm này. Lấy cảm hứng từ mỹ nhân có sắc đẹp nổi tiếng nhất của Trung Quốc, dáng ấm này cũng mang ý nghĩa đẹp “nghiêng nước nghiêng thành”.
Thân ấm hình tròn đầy đặn, làm ta liên tưởng đến dáng vẻ uyển chuyển của người con gái xinh đẹp tuyệt trần, các đường nét cũng vô cùng mềm mại và tinh tế. Quai ấm có độ cong uyển chuyển đẹp mắt, độ dài vòi ấm vừa vặn giúp ổn định tốc độ rót và cho ra dòng nước trà nhẹ dịu, thơm ngọt.
Phần nắp ấm tròn trịa có hình dáng gần giống với nhũ hoa của người thiếu nữ đẹp, chính vì vậy mà một số nghệ nhân thưởng trà còn ưu ái gọi dáng ấm này với cái tên vô cùng mỹ miều là “ấm Tây Thi Nhũ”.
Thạch Biều là một trong các dáng ấm tử sa được giới sành trà vô cùng ưa chuộng, bởi sở hữu nó chính là thể hiện đẳng cấp và quyền lực của chủ nhân trong giới. Cấu trúc của dáng ấm này nổi bật với phần trên nhỏ và phần dưới to, tổng thể giống một chiếc kim tự tháp. Trọng tâm ấm cân đối và ổn định với sự đối xứng hai bên hoàn hảo, miệng ấm ngắn, thẳng tạo nên sự mạnh mẽ, quai ấm gần giống hình tam giác.
Tất cả những đường nét trên đã tạo nên một dáng ấm đẹp mắt, thanh thoát nhưng không kém phần mạnh mẽ, ổn định. Không có gì lạ khi dáng ấm tử sa Thạch Biều ngày càng được nhiều người quan tâm.
Dáng ấm tử sa Văn Đán có một số đặc điểm khá tương tự với dáng ấm Tây Thi. Nó chinh phục được trái tim của những người sành trà nhờ vẻ đẹp chân phương, giản dị, với phần góc cạnh mềm mại, uyển chuyển tựa như những thiếu nữ đôi mươi. Thân ấm có hình tam giác, phần quai có độ cong đẹp mắt. Vòi ấm ngắn nhưng không bị thô, nắp ấm phía trên có hình tròn đầy đặn, có thể liên tưởng đến chiếc gò bồng đào căng tròn của phụ nữ.
Không chỉ được yêu thích nhờ dáng ấm đẹp và tinh tế, cái tên Văn Đán cũng ẩn chứa rất nhiều ý nghĩa sâu xa. Trong đó, “Văn” chỉ sự dịu dàng, ung dung và thanh thoát, còn “Đán” là tên một diễn viên hài kịch xuất hiện cùng thời. Dáng ấm Văn Đán là biểu tượng của niềm vui và sự lạc quan, cũng dùng để chỉ tâm trạng thư giãn thoải mái khi thưởng trà.
Văn hóa trà đạo có đến 60 dáng ấm tử sa, trong đó dáng ấm Chuyết Cầu được những người sành trà đánh giá là một trong những dáng ấm hoàn hảo nhất với cấu trúc hình tròn kinh điển. Điều này đã tạo nên nét đặc trưng riêng biệt mà không một loại ấm nào khác có được.
Bạn có thể nhận biết dáng ấm Chuyết Cầu thông qua cấu trúc 3 hình tròn đan chuyết vào nhau với tỷ lệ cân đối, bao gồm núm ấm, nắp ấm và thân ấm. Đơn giản hơn, có thể hình dung dáng ấm này có một hình cầu nhỏ là núm ấm, sau đó hình cầu lớn hơn một chút là nắp ấm và hình cầu lớn nhất là bụng ấm. Chúng được sắp xếp theo trình tự từ nhỏ đến lớn và từ trên xuống dưới. Chính cấu trúc độc đáo này đã khiến những người sành trà bị thu hút ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Dáng ấm trà Mỹ Nhân Kiên có nguồn gốc từ thời nhà Thanh, khoảng thế kỷ 18. Có hai câu chuyện về nguồn gốc của dáng ấm này:
Dù câu chuyện nào là đúng, thì dáng ấm trà Mỹ Nhân Kiên cũng đều mang ý nghĩa tượng trưng cho sự xinh đẹp, quyến rũ.
Tổng thể ấm thiên về sự mềm mại, uyển chuyển và thống nhất, không có gờ nổi lên giữa thân ấm và nắp ấm. Điều này đã tạo nên một đường thẳng hoàn mỹ, mang đến vẻ đẹp thanh lịch, nhẹ nhàng và không kém phần quý phái của dáng ấm Mỹ Nhân Kiên.
Là dáng ấm biểu tượng cho thời kỳ hưng thịnh nhất của nghề chế tác ấm Nghi Hưng, dáng ấm tử sa Đức Chung đến nay vẫn được rất nhiều người ưa chuộng. Ấm có hình dáng kiểu chung, được chế tác thủ công hoàn toàn thể hiện sự trang nghiêm ổn định, cấu trúc cân đối với màu sắc tím nhuận. Màu sắc độc đáo này cũng chính là điểm đặc sắc nắc khiến dáng ấm Đức Chung được xếp vào loại thiên thanh nê tuyệt tích.
Để tạo nên được dáng ấm độc đáo này, yêu cầu nghệ nhân phải có trình độ cao và kỹ năng giỏi. Dáng ấm tạo nên phải giữ được cốt lõi chân phương, mộc mạc nhưng vẫn phải đảm bảo sự tinh tế, tỉ mỉ thì mới chinh phục được những người sành trà. Có thể nói, kỹ năng chế tác ấm Đức Chung đã đạt đến đỉnh cao nghệ thuật làm ấm tử sa, trở thành một trong các dáng ấm tử sa được nhiều người sành trà ưa chuộng nhất.
Đối với những người yêu thích trà đạo, chắc chắn không thể không biết dáng ấm Phỏng Cổ – một trong những loại dáng ấm tử sa đẹp và độc đáo nhất. Loại ấm này ra đời vào thời kỳ hưng thịnh nhất của nhà Thanh, có hình bụng trúng, thân cao với lớp bọc trơn láng bên ngoài. Phần nắp ấm và đường viền xung quanh đã được thiết kế vô cùng khéo léo để khớp lại chặt chẽ với nhau.
Dáng ấm Phỏng Cổ nổi tiếng với sự thăng bằng đĩnh đạc, cùng các đường cong tự nhiên và tinh tế, các cấu trúc lại vô cùng chắc chắn, mạnh mẽ.
Sở dĩ có cái tên Phan Hồ là bởi loại ấm này có nguồn gốc từ nhà họ Phan, sống tại Quảng Đông dưới triều đại Nhà Thanh. Vì rất yêu thích nghệ thuật trà đạo nên dòng họ này đã nhờ nghệ nhân ở Nghi Hưng chế tác một loại ấm riêng cho gia đình. Đặc trưng của loại ấm này là có hình dạng cố định, thường in khắc trên mặt bìa và dùng ấn khoản để in chữ “Phan” nổi lên trên. Dòng họ Phan và dáng ấm này sau đó đã trở nên vô cùng nổi tiếng, là một trong các loại dáng ấm đẹp được nhiều người thưởng trà yêu thích từ xưa đến nay. Không chỉ bởi vẻ đẹp ngoại hình mà dáng ấm này còn mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc về sự đoàn kết và tinh thần gắn bó trong gia đình, dòng tộc.
Dáng ấm Phan Hồ được làm từ chất liệu chu sa với 3 dáng chính:
Ấm Tiếu Anh là một trong các dáng ấm tử sa gốc kinh điển được nhiều nghệ nhân thưởng trà ưa chuộng. Ra đời vào cuối triều đại nhà Minh, dáng ấm này nổi tiếng bởi kết cấu tinh xảo, chăm chút tỉ mỉ, cẩn thận đến từng chi tiết nhỏ nhất. Tổng thể dáng ấm toát lên sự mạnh mẽ, sắc nét, mang ý nghĩa nồng nhiệt và hào sảng.
Dáng ấm tử sa Dung Thiên được các nghệ nhân lấy cảm hứng từ chiếc bụng to của La Hán, chính vì vậy mà ban đầu nó có tên là “ Đỗ đạt năng dung thiên hạ sự” – dịch sang tiếng Biệt là “bụng to chứa hết chuyện thiên hạ”. Dáng ấm này được phát minh bởi đại sư Lữ Nghiêu Thần, một bậc thầy mỹ thuật công nghệ của Trung Quốc.
Khi mới được phát minh, hình dáng ấm có phần thấp và hơi nghiêng, sau này đã được cải tiến để cao hơn. Ấm Dung Thiên đòi hỏi những nghệ nhân tay nghề cao, kỹ năng giỏi mới có thể làm ra được. Do đó, nó cũng trở thành một trong các dáng ấm tử sa được nhiều người thưởng trà yêu thích nhất.
Dáng ấm Thủy Bình không chỉ được biết đến là một trong các dáng ấm tử sa đẹp, mà còn nổi tiếng nhờ câu chuyện về nguồn gốc của nó. Theo lịch sử kể lại, nghệ thuật thưởng trà và các loại ấm trà nhỏ đã rất phổ biến từ thời Nhà Minh. Ấm Thủy Bình cũng ra đời trong thời gian này nhưng chưa được nhiều người chú ý.
Cũng trong thời gian này, khu vực Phúc Kiến Quảng Đông khá thịnh hành về “Công phu trà”. Khi pha trà, họ thường cho rất nhiều lá trà vào trong ấm, sau đó dùng nước sôi đổ vào. Điều này khiến lá trà nở ra nhiều, vòi ấm bị nghẽn nên nước trà không thể chảy ra. Sau đó, họ phải để ấm trà vào trong một cái bát lớn, đổ nước sôi vào tôi ấm lên cho đến khi trà nổi lềnh bềnh trên mặt nước thì mới có thể rót ra để thưởng thức được.
Xuất phát từ tích xưa này, ấm Thủy Bình được áp dụng kỹ thuật tinh xảo, sử dụng đất làm quai và vòi ấm có tính thước tương ứng phù hợp để ấm không bị nghiêng khi nổi lềnh bềnh trên mặt nước.
Dáng ấm Hợp Hoan trong nghệ thuật trà đạo là biểu tượng của sự đoàn tụ vui vẻ. Tổng thể hình dáng giống như hai cái chũm úp vào nhau – loại dụng cụ tạo nên âm thanh đặc sắc trong những ngày lễ hội. Loại ấm này được làm nên từ đất chu sa nên còn mang ý nghĩa may mắn và hạnh phúc.
Long Đán trong tiếng Trung có nghĩa là trứng rồng. Sở dĩ loại ấm này có cái tên như vậy là do hình dáng của nó trông giống như quả trứng. Dáng ấm Long Đán có phần vòi ngắn, quai ấm ngược khá giống dáng ấm Tây Thi.
CÔNG TY CỔ PHẦN AQ GREEN
Giấy chứng nhận ĐKKD số 0109883868 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP Hà Nội cấp ngày 11/01/2022